I. Vị trí và chức năng:
1. Vị trí của Khoa Đào tạo Luật sư (sau đây gọi tắt là Khoa) là đơn vị chuyên môn thuộc Học viện Tư pháp.
2. Chức năng của Khoa
Khoa có các chức năng cơ bản sau:
a) Giúp Giám đốc Học viện Tư pháp tổ chức đào tạo nghề luật sư.
b) Tham gia hoặc thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.
c) Quản lý nội bộ Khoa.
d) Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Học viện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Khoa và theo sự phân công của Giám đốc Học viện.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
a) Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản về đào tạo nghề luật sư.
b) Lập kế hoạch, tổ chức hoặc thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch chung của Học viện, bao gồm: (i) Xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề luật sư; (ii) tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; (iii) tổ chức phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng có liên quan, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Học viện và phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; (iv) tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; (v) xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
c) Lãnh đạo và quản lý chung các bộ môn thuộc Khoa trong việc: (i) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Khoa; (ii) xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được Trưởng khoa, Giám đốc Học viện giao; (iii) nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học viên theo quy định của Học viện; (iv) nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và Khoa.
d) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, cụ thể: Liên hệ và mời giảng viên thỉnh giảng, tham mưu ký kết hợp đồng thỉnh giảng, lập hồ sơ giảng viên thỉnh giảng, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn đối với giảng viên thỉnh giảng; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc Học viện về việc tuân thủ các quy định trong giảng dạy, thi, đánh giá kết quả học tập của giảng viên thỉnh giảng.
e) Tham mưu tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Học viện Tư pháp trong lĩnh vực công tác đào tạo nghề luật sư.
g) Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác khi được Giám đốc Học viện phân công.
2. Về tham gia hoặc thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; tư vấn pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư, các cơ sở đào tạo cử nhân Luật, đào tạo nghề tư pháp và các cơ quan, tổ chức nghề nghiệp, cá nhân có liên quan khác, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân này vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa.
c) Bố trí giảng viên, học viên nghiên cứu, học tập các hoạt động thực tiễn, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học với hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
3. Về quản lý nội bộ đơn vị (Khoa)
a) Lập và trình Giám đốc Học viện phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị; xây dựng danh mục công việc, nhiệm vụ thường xuyên hàng năm và bộ thủ tục hành chính thực hiện công việc, nhiệm vụ theo danh mục này của đơn vị; tham gia xây dựng bản mô tả công việc theo danh mục công việc, nhiệm vụ thường xuyên hàng năm và vị trí việc làm của từng cá nhân của đơn vị; lập, quản lý và nộp hồ sơ công việc của Khoa vào lưu trữ cơ quan theo quy định.
b) Tổ chức phân công công việc thường xuyên cho các viên chức và người lao động trong đơn vị và công khai việc phân công; phân công công việc đột xuất theo vị trí việc làm và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức và người lao động trong đơn vị.
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người lao động; đề xuất kế hoạch của đơn vị và bố trí, sắp xếp cho viên chức và người lao động của đơn vị học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của Học viện để đạt các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc tiêu chuẩn của người lao động theo vị trí việc làm.
d) Tổ chức trao đổi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong nội bộ đơn vị và tổ chức cho viên chức, người lao động trong đơn vị tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý thời gian lao động, chấm công đối với viên chức và người lao động; xây dựng quy định về lề lối làm việc và mối quan hệ công tác của các cá nhân trong đơn vị.
đ) Báo cáo về việc tập sự, thử việc của viên chức hoặc người lao động, đề xuất ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với người tập sự, thử việc tại đơn vị; báo cáo, đề xuất hoặc có ý kiến về việc tiếp nhận viên chức từ nơi khác về làm việc tại đơn vị; báo cáo về việc vi phạm kỷ luật của viên chức hoặc người lao động; báo cáo, đề xuất tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với người đang làm việc tại đơn vị.
e) Tổ chức lấy tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm giới thiệu quy hoạch, đề xuất bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động đối với công chức, viên chức trong phạm vi thẩm quyền của đơn vị.
g) Tổ chức phong trào phát huy ung kiến, giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy và phong trào nghiên cứu khoa học trong đơn vị.
h) Báo cáo kết quả công tác và phương hướng nhiệm vụ công tác của đơn vị và cá nhân trong đơn vị theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện và hướng dẫn của Giám đốc Học viện; chấp hành thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Học viện và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền và thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
i) Góp ý văn bản theo sự phân công của Giám đốc Học viện.
k) Tổ chức thi hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa; tổ chức thi hành các quyết định khác của Giám đốc có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của đơn vị; thực hiện các quy chế, quy trình, hướng dẫn của Học viện và cơ quan cấp trên.
l) Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hòm thư điện tử công vụ của đơn vị.
m) Tổ chức và thực hiện kê khai tài sản, bổ sung lý lịch viên chức và người lao động đối với các viên chức và lao động trong đơn vị theo quy định của pháp luật.
n) Xây dựng văn hoá chất lượng; tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên trong Khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Học viện theo quy định của Học viện.
o) Lãnh đạo các bộ môn tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của Khoa và Học viện theo yêu cầu của Hội đồng Học viện, Giám đốc Học viện, Trưởng Khoa.
p) Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, báo cáo thành tích thi đua của đơn vị và các cá nhân; bình xét thi đua, khen thưởng trong phạm vi thẩm quyền của đơn vị.
q) Phản ánh, đề nghị với Giám đốc về những khó khăn, bất cập và vướng mắc của đơn vị, của Học viện và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để khắc phục khó khăn, bất cập và vướng mắc.
r) Quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản, trang thiết bị do Học viện cấp hoặc giao; thực hiện các quy định về tài chính của Học viện và pháp luật.
s) Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, các hoạt động xã hội khác do Học viện, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Học viện, Bộ Tư pháp hoặc chính quyền địa phương phát động và tổ chức; xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết và thống nhất trong đơn vị; tổ chức tự nguyện quyên góp, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai, Bà mẹ Việt Nam anh ung, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn … do Học viện, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Học viện, Bộ Tư pháp hoặc chính quyền địa phương phát động và tổ chức.
4. Về công tác phối hợp
Công tác phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Học viện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Khoa và sự phân công của Giám đốc được thực hiện theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tư pháp, các quy chế khác, quy trình, quy định, hướng dẫn của Học viện, cụ thể như sau:
a) Khoa chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc theo công việc hoặc lĩnh vực phụ trách của Phó Giám đốc; có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
b) Khoa là đầu mối giúp Lãnh đạo Học viện thực hiện quan hệ với các đơn vị cấp vụ trở xuống, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Khoa.
c) Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Học viện, Khoa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết; khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Học viện trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Khoa, Khoa có trách nhiệm phối hợp giải quyết; trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Khoa với các đơn vị khác thuộc Học viện,Trưởng Khoa có trách nhiệm báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách theo quy định.
d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tham mưu duy trì kỷ cương, kỷ luật lao động, thực hiện công tác cải cách hành chính; bình xét thi đua, khen thưởng toàn Học viện; tổ chức Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Học viện và các ngày lễ tết khác; tham mưu cho Giám đốc xử lý, giải quyết các thông tin báo chí, mạng xã hội… có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Khoa.
đ) Phối hợp với Chi bộ Khoa, Tổ Công đoàn, Chi đoàn khối Khoa trong công tác phân loại, đánh giá đảng viên, đoàn viên của các tổ chức này; phối hợp để viên chức, người lao động thực hiện các kế hoạch công tác của các tổ chức này.