Phát động hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023

Học viện Tư pháp ban hành Kế hoạch phát động hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức
Thực hiện Công văn số 3482-CV/HVCTQG ngày 06/02/2023 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023, Học viện Tư pháp ban hành Kế hoạch phát động hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, viên chức, người lao động, giảng viên thỉnh giảng, học viên của Học viện Tư pháp đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Thông qua Cuộc thi, tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng, hình thành mạng lưới rộng khắp bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ.
2. Yêu cầu         
- Huy động đông đảo đảng viên, viên chức, người lao động, giảng viên thỉnh giảng và học viên của Học viện tích cực tham gia cuộc thi.
- Chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định có liên quan.
- Các bài viết có chất lượng tốt, nội dung thể hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định có liên quan của Bộ Tư pháp và Học viện Tư pháp.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tên cuộc thi
Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023.
2. Đối tượng tham dự cuộc thi
Đảng viên, viên chức, người lao động và giảng viên thỉnh giảng, học viên của Học viện Tư pháp.
3. Yêu cầu đối với bài viết dự thi
3.1. Về chủ đề, nội dung
- Các bài viết dự thi bảo đảm tính khoa học, tính Đảng, tính chiến đấu, tính định hướng, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có phát hiện mới. Khuyến khích các bài viết bảo vệ những nguyên lý cơ bản, những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật; những bài viết mang tính “bút chiến”, nhận diện, phản bác trực diện, vạch trần tính chất phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
- Chủ đề bài viết tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, những vấn đề nổi lên về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Trong đó, tập trung vào 03 nhóm chủ đề sau đây:
Nhóm 1: Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhóm 2: Bảo vệ, lan tỏa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ.
Nhóm 3: Thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
(Những chủ đề cụ thể được gợi ý tại Kế hoạch số 1712-KH/HVCTQGHCM ngày 31/01/2023 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
3.2. Về hình thức
Bài viết dự thi là các bài viết chính luận được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, thuộc một trong hai loại hình: Tạp chí (tạp chí in hoặc tạp chí điện tử) và Báo (báo in hoặc báo điện tử), phát thanh/truyền hình/video clip.
3.2.1. Tạp chí
Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài viết chính luận trên tạp chí in hoặc tạp chí điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:
- Tên bài viết: Viết hoa (chữ đậm);
- Ghi rõ loại hình bài viết: Tạp chí;
- Tóm tắt bài viết: Không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng);
- Từ khóa: Gồm 3 đến 5 từ khóa;
- Bài viết tối thiểu 4.000 từ - tối đa 6.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn dòng 1,5 lines; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải 2 cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn: để ở cuối trang. Đối với sách báo tiếng Việt ghi rõ tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số, trang trích dẫn. Đối với sách báo nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt thì sử dụng bản dịch ở lần xuất bản mới nhất. Tên sách và tên người nước ngoài đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch, trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…). Nếu sử dụng nguồn tài liệu chưa được công bố trên sách báo hoặc chỉ được phép dùng hạn chế thì phải ghi rõ tên cơ quan quản lý tài liệu, ký hiệu tài liệu.
- Tài liệu tham khảo: xếp tên tác giả (nếu không xác định được tác giả thì xếp theo tên cơ quan hoặc tên tài liệu) theo A, B, C gồm: Tên tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số.
3.2.2. Báo
Bài viết được trình bày dưới dạng một bài chính luận trên báo in hoặc báo điện tử với các yêu cầu cụ thể như sau:
          * Đối với báo in
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm);
- Ghi rõ thể loại bài viết: Báo in;
- Tóm tắt bài viết: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng);
- Bài viết không quá 4.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn dòng 1,5 lines; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải 2 cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.
* Đối với báo điện tử
- Tên bài viết: viết hoa (chữ đậm);
- Ghi rõ thể loại bài viết: Báo điện tử;
- Sapo: không quá 60 từ, khoảng 4 dòng (in nghiêng);
- Bài viết không quá 2.000 từ (không tính chú thích tài liệu, thông tin tác giả). Bản in và file mềm định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn dòng 1,5 lines; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải 2 cm.
- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với Tạp chí.
Nếu bài viết dài thì có thể tách thành nhiều kỳ, mỗi kỳ có dung lượng như một bài viết độc lập (không quá 2.000 từ) và không dài quá 3 kỳ.
Với bài viết nhiều kỳ: không quá 03 kỳ, mỗi kỳ không quá 2.000 từ, mỗi kỳ kết cấu như một bài viết độc lập.
3.2.3. Phát thanh/truyền hình/video clip
Mỗi tác phẩm là 01 video clip hoặc loạt video clip về cùng một chủ đề chuyên luận, chuyên đề (mỗi video clip không quá 03 kỳ). Mỗi videoclip (hoặc mỗi kỳ trong loạt video clip) có độ dài tối đa không quá 05 phút, thể hiện được đặc trưng của thể loại video clip và hình ảnh động, hình ảnh phải đạt yêu cầu chất lượng.
Lưu ý:
- Tác phẩm dự thi của các tác giả sẽ được tổ chức chấm kín, vì vậy đề nghị tác giả/nhóm tác giả cung cấp thông tin cá nhân ở một trang riêng đính kèm phía sau tác phẩm (đối với dạng viết) hoặc kịch bản văn học (đối với dạng âm thanh/hình ảnh/video clip). Không đặt thông tin của tác giả gắn với bất cứ nội dung nào của bài viết).
- Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, bút danh, chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, điện thoại và địa chỉ email, số tài khoản ngân hàng (kèm chi nhánh ngân hàng), mã số thuế cá nhân.
- Những tác phẩm không đáp ứng các quy định về nội dung và hình thức nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy.
4. Thời gian nhận bài viết dự thi
- Thời gian nhận bài viết dự thi từ sau khi cuộc thi được phát động đến hết ngày 31/7/2023 (tính theo dấu bưu điện).
- Bài viết dự thi được in thành 01 bộ trên khổ giấy A4 và gửi về Phòng Tổ chức cán bộ Học viện Tư pháp. Đồng thời, gửi file bài viết (với định dạng Microsoft Word) vào email: nhungpt@hocvientuphap.edu.vn.
5. Cơ cấu giải thưởng và hình thức khen thưởng
5.1. Cơ cấu giải thưởng
Ban Chỉ đạo cuộc thi (Ban Chỉ đạo 35 Trung ương) sẽ trao 01 giải Đặc biệt, 03 giải A, 05 giải B, 07 giải C, 10 giải Khuyến khích cho các tác phẩm thuộc mỗi loại hình Báo hoặc Tạp chí hoặc phát thanh/truyền hình/videoclip.
Ngoài giải chính thức, Ban Chỉ đạo Cuộc thi trao tặng 15 giải Triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng Chung khảo và có số điểm cao nhất trong số bài của đoàn viên, thanh niên, sinh viên.
5.2. Hình thức khen thưởng
Mỗi tác phẩm đạt giải (giải Đặc biệt, A, B, C, Khuyến khích, Triển vọng) được tặng Giấy chứng nhận của Ban Chỉ đạo cuộc thi, Cúp lưu niệm và tiền thưởng.
          III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Các cấp ủy Chi bộ, Trưởng các đơn vị thuộc Học viện tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này đến toàn bộ đảng viên, viên chức, người lao động, giảng viên thỉnh giảng, học viên (nếu có) trong đơn vị; khuyến khích, động viên đảng viên, viên chức, người lao động, giảng viên thỉnh giảng, học viên tham gia cuộc thi với tinh thần nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả nhất.
          2. Công Đoàn, Đoàn Thanh niên Học viện tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch, khuyến khích các đoàn viên tích cực tham gia cuộc thi.
3. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Học viện Tư pháp đăng tải Kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Học viện.
4. Phòng Tổ chức cán bộ tập hợp các bài viết của đảng viên, viên chức, người lao động thuộc Học viện và nộp về Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đúng thời hạn theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phát động hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023 của Học viện Tư pháp. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Học viện Tư pháp (qua Phòng Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn./.