Phòng Đào tạo và Công tác học viên, tiền thân là phòng Giáo vụ, là đơn vị thuộc Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 2229/QĐ-BTP ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp; có lịch sử phát triển cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của Học viện Tư pháp.
Địa chỉ liên hệ: Phòng 104, nhà A, tầng 1 Học viện Tư pháp
Điện thoại: 04.62873428 (ext 236, 115)
Phương châm: “Luôn đồng hành cùng bạn, cho tương lai tươi sáng”
Tập thể cán bộ, viên chức Phòng Đào tạo và Công tác học viên
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Phòng Đào tạo và Công tác học viên có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển sinh, liên kết đào tạo; quản lí hoạt động đào tạo; quản lý công tác chính trị tư tưởng, công tác học tập, rèn luyện, thi đua khen thưởng đối với học viên của Học viện Tư pháp.
Với chức năng đó, phòng có một số nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng sau đây:
a) Trong công tác đào tạo:
- Tham mưu, nghiên cứu, xây dựng chiến lược đào tạo, đề xuất và tổ chức mở các ngành, chuyên ngành, môn học, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo, liên kết đào tạo của Học viện;
- Tham mưu giúp Giám đốc Học viện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các văn bản quy định về công tác đào tạo và tổ chức thực hiện các quy định đó;
- Tham mưu giúp Giám đốc Học viện thực hiện việc liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước trong công tác đào tạo theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Học viện tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng hoạt động đào tạo thông qua việc thực hiện các nội quy, quy chế, kế hoạch, chương trình, lịch trình giảng dạy, thời khóa biểu của các đơn vị và cá nhân theo nội dung chương trình đào tạo đã được duyệt;
- Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức triển khai tuyển sinh hàng năm của Học viện theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Tư pháp; chủ trì và phối hợp với các Phòng, Khoa chuyên môn tiếp nhận học viên trúng tuyển vào học, bố trí và sắp xếp học viên; quản lý và lưu trữ hồ sơ trúng tuyển của học viên, điểm thi tuyển sinh, bài thi tuyển sinh, bài thi tốt nghiệp, kết quả học tập, bảng điểm (bản gốc) của học viên theo quy định;
- Tham mưu với tư cách thường trực trong việc xét khen thưởng, kỷ luật người học; đầu mối trình Giám đốc Học viện xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật; xét tiếp nhận, chuyển học, lên lớp, ngừng học, tiếp tục học, thôi học, bảo lưu kết quả học tập đối với người học;
- Chủ trì, phối hợp với Khoa chuyên môn, các đơn vị chức năng xét điều kiện dự thi học phần, tốt nghiệp; tổ chức thi học phần, thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp; xếp loại học viên tốt nghiệp cho các khoá đào tạo;
- Quản lý, theo dõi, in và cấp phát văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp, xác nhận kết quả học tập cho học viên theo quy định của pháp luật; xác minh tính hợp pháp về văn bằng, chứng chỉ của người học;
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, sản phẩm đào tạo để xây dựng, đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo phù hợp...
b) Trong công tác chính trị, tư tưởng và rèn luyện của học viên
- Tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trong Học viện;
- Tham mưu, giúp Giám đốc Học viện ban hành hướng dẫn, quy định cụ thể hóa quy chế, quy định về người học để áp dụng trong Học viện;
- Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của người học đề xuất các chủ trương, biện pháp và kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng...
c) Trong công tác quản lý học viên:
- Chủ trì điểm danh; phối hợp với đơn vị có chức năng liên quan theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của học viên;
- Quản lý, bảo quản toàn bộ hồ sơ của người học trong quá trình học tập và lưu hồ sơ của học viên theo quy định của pháp luật; xác nhận các giấy tờ cho người học, cấp thẻ cho học viên;
- Tham mưu cho Giám đốc Học viện giải quyết và quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người học như: miễn, giảm học phí, cấp học bổng theo chế độ, học bổng khuyến khích theo quy định của Nhà nước và của học viện.
Tập thể cán bộ, viên chức Phòng Đào tạo và Công tác học viên
3. MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Cùng với lịch sử phát triển của Học viện Tư pháp, Phòng Đào tạo và Công tác học viên đã đạt được nhiều thành tích, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đào tạo các chức danh tư pháp của Học viện Tư pháp, xây dựng nguồn nhân lực tư pháp phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tính đến nay, Phòng Đào tạo và Công tác học viên đã và đang tổ chức đào tạo được:
- 02 Khóa đào tạo nghiệp vụ Thư ký tòa án (Khoá I, khóa II), với số lượng 99 học viên;
- 14 Khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử (Từ khoá I đến khoá XV), với số lượng 5,508 học viên;
- 07 Khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Từ khoá I đến khoá VII), với số lượng 1,498 học viên;
- 03 Khóa đào tạo luật sư tập sự (Từ khoá I đến khoá III), với số lượng 340 học viên;
- 18 Khóa đào tạo nghề luật sư (Từ khoá I đến khoá 18), với số lượng 29,922 học viên;
- 16 Khóa đào tạo nghiệp vụ thi hành án (Từ khoá I đến khoá XVI), với số lượng 4,425 học viên (trong đó có 20 học viên Lào);
- 19 Khóa đào tạo nghề công chứng (Từ khoá I đến khoá IXX), với số lượng 4,389 học viên (trong đó có 20 học viên Lào);
- 09 Khóa đào tạo nghề đấu giá (Từ khoá I đến khoá IX), với số lượng 1,171 học viên;
- 04 Khóa đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp (Từ khoá I đến khoá IV), với số lượng 148 học viên;
- 01 Khóa đào tạo nghề thừa phát lại: Khoá I, với số lượng 49 học viên,
Ngoài tổ chức các khóa đào tạo chức danh tư pháp, Phòng Đào tạo và Công tác còn tổ chức, tham gia nhiều Hội thảo khoa học, Đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia nhiều hoạt động, sự kiện lớn của Học viện Tư pháp.
Vì thế, Phòng Đào tạo và Công tác học viên nhiều năm liên đạt danh hiệu thi đua Tập thể lao động xuất sắc, được tặng nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giấy khen của Giám đốc Học viện Tư pháp.